Đàn áp trên toàn quốc Cuộc_đàn_áp_Pháp_Luân_Công

Tổng Bí thư Đảng Giang Trạch Dân được thông báo từ Ủy viên Bộ Chính trị La Cán,[36] và được báo cáo ông đã tức giận vì sự táo bạo của cuộc biểu tình, lớn nhất kể từ khi cuộc biểu tình Thiên An Môn mười năm trước đó. Giang kêu gọi phải hành động kiên quyết để ngăn chặn Pháp Luân Công,[37] và đã chỉ trích Thủ tướng Chu vì "quá mềm" trong việc xử lý tình hình.[19] Buổi tối hôm đó, Giang viết một bức thư nêu rõ ý muốn của mình là muốn Pháp Luân Công "bị tiêu diệt". Trong thư, Giang bày tỏ sự lo ngại về quy mô và mức độ phổ biến của Pháp Luân Công, và đặc biệt là về số lượng lớn các thành viên cấp cao của Đảng Cộng sản cũng đồng thời là các học viên Pháp Luân Công. Ông cũng gợi ý rằng những triết lý đạo đức của Pháp Luân Công là đi ngược lại với các giá trị vô thần của chủ nghĩa Mác-Lênin, và do đó tạo thành một hình thức cạnh tranh về ý thức hệ.[38]

Pháp Luân Công cho rằng Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định đàn áp Pháp Luân Công này.[39][40] Peerman trích dẫn các lý do như sự ghen tỵ cá nhân đối với Lý Hồng Chí (còn đang nghi ngờ); Saich chỉ ra sự giận dữ của Giang là do sự hấp dẫn trên quy mô rộng rãi của Pháp Luân Công, và cuộc đấu tranh tư tưởng là nguyên nhân cho sự đàn áp sau đó. Willy Wo-Lap Lam cho thấy quyết định của Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công đã liên quan đến một mong muốn củng cố quyền lực của Giang trong Bộ Chính trị.[41] Theo tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc và tầng lớp cầm quyền đã tỏ ra không hề thống nhất ý kiến về việc có nên đàn áp Pháp Luân Công hay không.[42]

Vào đầu tháng 5, các báo cáo lưu hành nói rằng Giang Trạch Dân đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm cao cấp để đối phó với các mối đe dọa, người phụ trách là La Cán. Các cơ quan chức năng tổ chức vây bắt những người phụ trách Pháp Luân Công đã được ghi tên trước đó. Theo BBC, "hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ ở 30 thành phố" vào giữa tháng 6.[43]

Một học viên Pháp Luân Công tọa thiền tại quảng trường Thiên An Môn.

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, các nhân viên an ninh ở trên toàn Trung Quốc đã bắt giữ những người phụ trách Pháp Luân Công vào lúc nửa đêm, từ hàng trăm ngôi nhà họ bị đưa vào các nhà tù.[44] Bốn người phụ trách chính của Pháp Luân Công ở Bắc Kinh bị bắt giữ nhanh chóng.[45] Các văn phòng An Ninh đã ra lệnh cho các nhà thờ, chùa chiền, nhà thờ hồi giáo, báo chí, truyền thông bắt đầu phê phán công kích Pháp Luân Công; tòa án và cảnh sát đàn áp Pháp Luân Công.[5] Ba ngày liên tiếp đều có biểu tình lớn do các học viên tổ chức ở hơn 30 thành phố. Ở Bắc Kinh và các thành phố khác, những người biểu tình bị bắt đến những sân vận động

Hai ngày sau, vào ngày 22 tháng 7, Bộ Nội vụ Trung Quốc đặt Pháp Luân Đại Pháp ra ngoài vòng pháp luật, coi nó là một tổ chức bất hợp pháp "tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp, ủng hộ sự mê tín và truyền bá những điều nguỵ biện, lừa gạt người khác, kích động, tạo ra rối loạn và gây nguy hiểm cho sự ổn định xã hội".[46][47] Cùng ngày, Bộ Công an đã ban hành một thông tư cấm công dân tập Pháp Luân Công theo nhóm, cấm sở hữu bài giảng của Pháp Luân Công, cấm hiển thị biểu ngữ hay biểu tượng của Pháp Luân Công, và cấm phản đối lệnh cấm này.[42]

Tân Hoa Xã nói rằng Pháp Luân Công chống đối lại Đảng, rằng nó truyền giảng "chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa tin tưởng vào Thần" và là mê tín dị đoan phong kiến, làm mất ổn định xã hội.[48] 'Tân Hoa Xã khẳng định rằng các hành động chống lại Pháp Luân Công là cần thiết để duy trì "vai trò tiên phong và giữ gìn sự thuần khiết" của Đảng Cộng sản, và "mặt khác, cái gọi là các nguyên lý ‘Chân - Thiện - Nhẫn' được Lý Hồng Chí truyền dạy là không phù hợp tiến bộ đạo đức xã hội và văn hóa cộng sản mà chúng ta đang phấn đấu để đạt được"[49]

Tại một cuộc họp báo ngày 9 tháng 11 năm 1999, Hiệp Tiểu Văn, giám đốc sở tôn giáo của chính phủ đã nói rằng "Pháp Luân Công đã tẩy não và lừa người, gây ra cái chết của hơn 1,400 người, đe dọa sự ổn định của xã hội và chính trị". Ông nhấn mạnh rằng Pháp Luân Công là một mối đe dọa chính trị và "bất kỳ sự đe dọa bào đối với người dân và xã hội đều là sự đe doạ đối với Đảng Cộng sản và Chính phủ".[50] Chính phủ cũng công bố công khai các báo cáo từ các cựu học viên Pháp Luân Công, những người tố cáo phong trào Pháp Luân Công và Người lãnh đạo Pháp Luân Công, nói về những thiệt hại mà phong trào mang tới cho xã hội Trung Quốc, khen ngợi các hành động của chính phủ để chống lại phong trào này. Tính xác thực của những tố cáo này chưa được công nhận, những tố cáo này được khuyến khích bởi chính quyền với lời hứa rằng những người rời bỏ "tổ chức dị giáo" và các dịch vụ công (tức các hoạt động công ích của Pháp Luân Công) sẽ không bị trừng phạt.[51]

Như một phần của chiến dịch tuyên truyền chống Pháp Luân Công, chính quyền địa phương thực hiện các chương trình "học tập và giáo dục" trên toàn Trung Quốc, trong hình thức đọc báo và nghe các chương trình phát thanh, cũng như có các cán bộ đi thăm dân làng và người nông dân tại nhà để giải thích "trong thuật ngữ đơn giản nhất về tác hại của Pháp Luân Công đối với họ".[51]

Lý Hồng Chí đã trả lời bằng "Bài phát biểu ngắn gọn của tôi" vào ngày 22 tháng 7, như sau:

Chúng tôi không chống lại chính phủ bây giờ [và] chúng tôi cũng không làm thế trong tương lai. Những người khác có đối xử tệ với chúng tôi, nhưng chúng tôi không đối xử tệ với họ, cũng không đối xử với người khác như kẻ thù.

Chúng tôi kêu gọi các chính phủ, các tổ chức quốc tế và những người thiện lương trên toàn thế giới hãy mở rộng sự giúp đỡ và ủng hộ chúng tôi để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay đang diễn ra tại Trung Quốc.[52]

Một cơ quan ngoài vòng pháp luật, Phòng 610 đã được lập ra để điều hành cuộc đàn áp Pháp Luân Công.[53] Chính quyền đã huy động bộ máy truyền thông nhà nước, tòa án, cảnh sát, quân đội, hệ thống giáo dục, gia đình, và nơi làm việc để chống lại các học viên Pháp Luân Công.[5] Chiến dịch này được điều khiển bởi bộ máy tuyên truyền khổng lồ thông qua báo, đài, Tivi và mạng Internet,[6] kêu gọi các hộ gia đình và nơi làm việc tham gia tích cực vào chiến dịch. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, có nhiều báo cáo về sự tra tấn có hệ thống,[7][54] Theo Mickey Spiegel, bắt bớ vô cớ, cưỡng bức lao động, thu hoạch nội tạng và lạm dụng các khủng bố tinh thần để ép các học viên từ bỏ đức tin của họ đối với Pháp Luân Công.[55][56]

Bộ ngoại giao Mỹ ước tính từ năm 1999, đã có hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu học viên Pháp Luân Công bị giam giữ trong các "Trại cải tạo lao động", nhà tù và các cơ sở giam giữ khác để bắt họ từ bỏ luyện tập môn thực hành tinh thần này.[57][58] Các cựu tù nhân, nhiều người không phải là các học viên Pháp Luân Công, đã báo cáo rằng các học viên Pháp Luân Công thường xuyên bị "câu lưu lâu nhất và bị đối xử tồi tệ nhất" trong các trại lao động, và ở một số cơ sở, các học viên Pháp Luân Công chiếm số lượng lớn các tù nhân.[59][60] Theo báo chí phương Tây, ít nhất 2,000 học viên Pháp Luân Công bị tra tấn đến chết trong chiến dịch đàn áp[61] Một số nhà quan sát đưa ra con số cao hơn nhiều.[62]

Kể từ năm 2006 cũng có liên tục (nhưng chưa được chứng minh) các cáo buộc về việc buôn bán nội tạng, nó được sử dụng để cung cấp cho ngành công nghiệp cấy ghép tạng ở Trung Quốc, mà không được sự đồng ý của các học viên Pháp Luân Công.[63][64] Ủy ban Liên Hiệp Quốc (LHQ) về tra tấn đã kêu gọi Trung Quốc sắp xếp một điều tra độc lập về những cáo buộc trên.[65][66]

Lý do

Các nhà quan sát nước ngoài đã cố gắng để giải thích lý do của Đảng Cộng sản Trung Quốc cấm Pháp Luân Công là bắt nguồn từ nhiều yếu tố. Các lý do này bao gồm sự phổ biến của Pháp Luân Công, lịch sử của các phong trào nửa-tôn giáo tại Trung Quốc mà sau đó đã biến thành các cuộc nổi dậy mang tính bạo lực, sự độc lập không phụ thuộc vào nhà nước của Pháp Luân công, việc từ chối đi theo đường lối của Đảng Cộng sản, việc đấu tranh chính trị và đấu tranh quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản, và nội dung đạo đức và tinh thần Pháp Luân Công - vốn mâu thuẫn với các khía cạnh của hệ tư tưởng Mác-xít chính thức.

Yuezhi Zhao chỉ ra một vài yếu tố khác có thể dẫn đến một sự suy giảm của mối quan hệ giữa Pháp Luân Công và các phương tiện truyền thông và nhà nước Trung Quốc.[27] Các yếu tố này bao gồm việc đấu đá nội bộ giữa các môn phái khí công của Trung Quốc, ảnh hưởng của các môn phái khí công đối địch đối với các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản, và các cuộc đấu tranh từ giữa năm 1996 đến giữa năm 1999 giữa Pháp Luân Công và các tầng lớp quyền lực của Trung Quốc về pháp nhân và sự đối xử của nhà nước đối với phong trào này. Theo Zhao, các học viên Pháp Luân Công đã thành lập ra một "thương hiệu đối kháng" - một bản lĩnh dám chống lại sự theo đuổi giàu sang, quyền lực, tính hợp lý của khoa học hiện hành, và "toàn bộ hệ thống giá trị liên quan đến dự án hiện đại hóa của Trung Quốc." Ở Trung Quốc phong trào này đã đại diện cho một truyền thống tâm linh và đạo đức bản địa Trung Quốc, một phong trào phục hồi văn hóa, và tạo ra sự tương phản rõ rệt với "chủ nghĩa Mác mang màu sắc Trung Quốc".[67]

Tương tự, Vivienne Shue viết rằng Pháp Luân Công là một thách thức toàn diện cho tính chính danh của Đảng Cộng sản. Shue lập luận rằng trong lịch sử các hoàng đế Trung Quốc đã khẳng định tính chính danh của họ bằng một khẳng định muốn đạt đến chân thiện mỹ thì phải thông qua họ. Trong triều đình Trung Quốc, cái gọi là chân thiện mỹ được dựa trên một nhân sinh quan Nho giáo và Đạo giáo. Còn trong trường hợp của Đảng Cộng sản, sự thật được đại diện bằng chủ nghĩa Mác-Lêninchủ nghĩa duy vật lịch sử. Pháp Luân Công đã thách thức mô hình chủ nghĩa Mác-Lênin, làm sống lại một sự hiểu biết dựa trên những quan niệm Phật giáo hay Đạo giáo mang tính truyền thống hơn.[68] David Ownby cho rằng Pháp Luân Công cũng thách thức bá quyền của Đảng Cộng sản khi giải nghĩa dân tộc Trung Quốc: "[Pháp Luân Công] làm sống lại một tầm nhìn khác của truyền thống Trung Quốc và giá trị hiện đại của nó bây giờ. Điều này đe dọa đến nhà nước và Đảng vì nó phủ nhận rằng Đảng cộng sản là tổ chức có quyền duy nhất xác định ý nghĩa của dân tộc Trung Quốc, và có lẽ cả khái niệm thuộc tính Trung Quốc."[69]

Maria Chang lưu ý rằng kể từ khi triều đại nhà Tần bị lật đổ, "các phong trào tạo thay đổi lớn đã gây ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình lịch sử của Trung Quốc", thể hiện rõ nhất trong cuộc cách mạng Trung Quốc năm 1949 đã đưa những người Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền.[70] Patsy Rahn (2002) mô tả mô hình các cuộc xung đột giữa các nhóm sắc tộc Trung Quốc và những người cai trị họ. Theo Rahn, lịch sử của mô hình này bắt nguồn từ sự sụp đổ của triều đại nhà Hán: "Mô hình là nhà cầm quyền luôn chăm chú theo dõi đối với các nhóm sắc tộc, vào những thời điểm nhất định thì bị các nhóm này đe dọa, vào những thời điểm khác thì lại mở chiến dịch chống lại các nhóm sắc tộc này. Nó bắt đầu vào đầu thế kỷ thứ hai và tiếp tục trong suốt chiều dài lịch sử phong kiến, qua thời kỳ Mao và duy trì cho đến ngày nay."[71]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cuộc_đàn_áp_Pháp_Luân_Công http://www.theage.com.au/news/world/falun-gong-org... http://www.nla.gov.au/grants/haroldwhite/papers/bp... http://www.crtc.gc.ca/eng/archive/2006/pb2006-166.... http://www.unhchr.ch/Huridocda/Huridoca.nsf/0/47e4... http://www.unhchr.ch/huricane/huricane.nsf/0/D1D7C... http://english.people.com.cn/special/fagong/199907... http://english.people.com.cn/special/fagong/199907... http://english.people.com.cn/special/fagong/199912... http://english.peopledaily.com.cn/english/199908/0... http://atimes.com/china/CA27Ad01.html